Hướng dẫn thực hiện việc áp dụng Nghị định số 32/2015/NĐ-CP vào phần mềm dự toán F1

Ngày 25/3/2015 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 32/2015/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, nội dung của Nghị định đã được cập nhật đầy đủ, cụ thể trong Phần mềm dự toán F1:

I. Bảng “Tổng hợp dự toán hạng mục”

Điều 8. Nội dung dự toán xây dựng công trình
2. Nội dung dự toán xây dựng công trình gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng được quy định cụ thể như sau:
a) Chi phí xây dựng gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng;
-> như vậy, trong bảng TH dự toán hạng mục sẽ không có “chi phí trực tiếp khác và chi phí lán trại”

II. Bảng “Hạng mục chung”

Điều 8. Nội dung dự toán xây dựng công trình
đ) Chi phí khác của công trình gồm chi phí hạng mục chung và các chi phí không thuộc các nội dung quy định tại các Điểm a, b, c, và d Khoản này. Chi phí hạng mục chung gồm: chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điều hành thi công tại hiện trường, chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến và ra khỏi công trường, chi phí an toàn lao động, chi phí bảo đảm an toàn giao thông phục vụ thi công (nếu có), chi phí bảo vệ môi trường cho người lao động trên công trường và môi trường xung quanh, chi phí hoàn trả mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật do bị ảnh hưởng khi thi công công trình (nếu có), chi phí thí nghiệm vật liệu của nhà thầu và một số chi phí có liên quan khác liên quan đến công trình;
-> như vậy, “chi phí trực tiếp khác và chi phí lán trại” sẽ có trong bảng “hạng mục chung”
Nếu công trình không xây dựng nhà tạm hoặc công trình tạm có tính chất kiên cố lâu dài thì Chủ đầu tư có thể cắt bỏ hoặc lập thành một hạng mục dự toán đầy đủ

III. Bảng “Dự phòng trượt giá”

Điều 5. Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư xây dựng
2. Tổng mức đầu tư xây dựng được xác định theo một trong các phương pháp sau:
a) Xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở và các yêu cầu cần thiết khác của dự án, trong đó:
– Chi phí dự phòng cho công việc phát sinh được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) của tổng các thành phần chi phí đã xác định nêu trên. Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được xác định trên cơ sở độ dài thời gian thực hiện dự án, kế hoạch bố trí vốn và chỉ số giá xây dựng hàng năm phù hợp với loại công trình xây dựng có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế;
Nhìn vào số liệu trong bảng và diễn giải công thức đơn giản mọi người sẽ nắm bắt được cách chạy của phần mềm trong bảng này:

IV. Bảng “Dự toán gói thầu thi công xây dựng” (gọi tắt là Dự toán gói thầu)

Điều 13. Dự toán gói thầu thi công xây dựng
1. Dự toán gói thầu thi công xây dựng là toàn bộ chi phí cần thiết để thực hiện thi công xây dựng các công tác, công việc, hạng mục, công trình xây dựng phù hợp với phạm vi thực hiện của gói thầu thi công xây dựng. Nội dung dự toán gói thầu thi công xây dựng gồm: chi phí xây dựng, chi phí hạng mục chung và chi phí dự phòng.

V. Bảng “Tổng mức đầu tư”

Điều 4. Nội dung sơ bộ tổng mức đầu tư và tổng mức đầu tư xây dựng

2. Tổng mức đầu tư xây dựng là toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự án được xác định phù hợp với thiết kế cơ sở và các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng. Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (nếu có); chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh và trượt giá.

Nếu cần trợ giúp, bạn hãy liên hệ ngay với F1 để được giải đáp nhé!

 
TƯ VẤN PHẦN MỀM
Đỗ Sơn
0902 212 248
Thu Thủy
0915 032 230

Nguyễn Huệ
0914 652 008
Phạm Tôn
0375 73 6689
TƯ VẤN CHUYÊN MÔN XD
Ths. Tạ Thu Thủy
0915 032 230