Hướng dẫn thực hiện việc áp dụng thông tư số 01/2015/TT-BXD ngày 20/03/2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng vào phần mềm dự toán f1

Ngày 20/03/2015, Bộ Xây dựng đã có Thông tư số 01/2015/TT-BXD hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng:

* Đối tượng áp dụng:

1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng của dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách; dự án thực hiện theo hình thức: Hợp đồng xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT), Hợp đồng xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (BTO), Hợp đồng xây dựng – Chuyển giao (BT), Hợp đồng theo hình thức đối tác công tư (PPP) do cơ quan quản lý nhà nước quản lý áp dụng các quy định của Thông tư này.
2. Khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng sử dụng các nguồn vốn khác áp dụng các quy định của Thông tư này.

* Nguyên tắc xác định và điều chỉnh đơn giá nhân công:

1. Đơn giá nhân công xác định theo hướng dẫn tại Thông tư này đảm bảo các nguyên tắc sau:
a) Phù hợp với trình độ tay nghề theo cấp bậc nhân công trong hệ thống định mức dự toán xây dựng công trình.
b) Phù hợp với mặt bằng giá nhân công xây dựng trên thị trường lao động của từng địa phương, nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
c) Phù hợp với đặc điểm, tính chất công việc của nhân công xây dựng.
d) Đáp ứng yêu cầu chi trả một số khoản chi phí thuộc trách nhiệm của người lao động phải trả theo quy định (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và một số khoản phải trả khác).
2. Đơn giá nhân công theo hướng dẫn tại Thông tư này sử dụng để xác định tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, … để cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở xác định giá gói thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật về đấu thầu và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
3. Đơn giá nhân công theo hướng dẫn tại Thông tư này được điều chỉnh khi mặt bằng giá nhân công xây dựng trên thị trường lao động có sự biến động.

* Xác định đơn giá nhân công:

Đơn giá nhân công được xác định theo công thức sau: GNC = (LNCxHCB)/t

Trong đó:
– GNC: đơn giá nhân công tính cho một ngày công trực tiếp sản xuất xây dựng.
– LNC: mức lương đầu vào để xác định đơn giá nhân công cho một ngày công trực tiếp sản xuất xây dựng. Mức lương này đã bao gồm các khoản lương phụ, các khoản phụ cấp lưu động, phụ cấp khu vực, phụ cấp không ổn định sản xuất và đã tính đến các yếu tố thị trường công bố tại Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này.
– HCB: hệ số lương theo cấp bậc của nhân công trực tiếp sản xuất xây dựng công bố tại Phụ lục số 2 kèm theo Thông tư này.
– t: 26 ngày làm việc trong tháng.

* Hiệu lực thi hành:

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/5/2015.

Mời bạn làm theo bước sau để áp dụng thông tư này vào phần mềm dự toán f1:

Vào bảng Nhân công -> bấm nút “Tính lương nhân công” -> chọn mẫu Thông tư 01/2015/TT-BXD. Sau đó chọn vùng tương ứng của công trình (vùng I, II, III, IV)

Thông tư 01/2015/TT-BXD

Tải văn bản gốc của Thông tư 01/2015/TT-BXD tại đây

Phần mềm dự toán f1 cung cấp miễn phí đơn giá Nam Định 2014 cho phiên bản F1 Trial

Bộ đơn giá xây dựng công trình Tỉnh Nam Định năm 2014 có hiệu lực từ 31/12/2014, áp dụng kể từ ngày 01/01/2015 gồm 6 tập đơn giá đã được Sở Xây Dựng tỉnh Nam Định chính thức cung cấp rộng rãi ra thị trường từ ngày 16/3/2015:

Đơn giá xây dựng công trình tỉnh Nam Định – phần xây dựng kèm theo quyết định số 2675/QĐ-UBND
Đơn giá xây dựng công trình tỉnh Nam Định – phần khảo sát kèm theo quyết định số 2676/QĐ-UBND
Đơn giá xây dựng công trình tỉnh Nam Định – phần sửa chữa kèm theo quyết định số 2677/QĐ-UBND
Đơn giá xây dựng công trình tỉnh Nam Định – phần lắp đặt kèm theo quyết định số 2678/QĐ-UBND
Đơn giá xây dựng công trình tỉnh Nam Định – phần thí nghiệm vật liệu, cấu kiện, kết cấu xây dựng kèm theo quyết định số 2679/QĐ-UBND
Đơn giá xây dựng công trình tỉnh Nam Định – phần dịch vụ công ích đô thị theo quyết định số 33/2014/QĐ-UBND
Công bố bảng giá ca máy và thiết bị thi công công trình xây dựng kèm theo quyết định số 2680/QĐ-UBND

Dữ liệu của toàn bộ các tập đơn giá trên đều được Phần mềm dự toán F1 cung cấp hoàn toàn miễn phí bao gồm cả cho phiên bản F1 Trial

Quý khách hàng quan tâm tải bản F1 trial về để sử dụng cho công việc lập dự toán, lập hồ sơ thầu, thẩm tra, thanh toán, quyết toán mời tải bộ cài và đơn giá miễn phí tại: http://dutoanf1.com/trang-chu/du-toan-f1-mien-phi

Riêng địa bàn Nam Định, phần mềm dự toán F1 khuyến mãi cực sốc trong thời gian từ 16/3/2015 đến 31/3/2015: chi tiết liên hệ tới số 0902 212 248 hoặc 04 3990 8058

Trân trọng!

Dự toán F1 cập nhật đầy đủ các văn bản hướng dẫn lập dự toán tỉnh Quảng Ninh

Phần mềm dự toán F1 phù hợp nhất để lập dự toán, làm hồ sơ thầu, thẩm tra dự toán, làm hồ sơ thanh toán – quyết toán trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh:
Bộ đơn giá mới nhất theo quyết định số 3163/QĐ-UBND ban hành ngày 19/12/2014 gồm các phần:

– Đơn giá xây dựng sửa đổi, bổ sung theo định mức 1172 và 588
– Đơn giá lắp đặt sửa đổi, bổ sung theo định mức 1173 và 587
– Đơn giá khảo sát sửa đổi và bổ sung quyết định 3600/2012

Ngoài ra, chỉ có duy nhất phần mềm dự toán F1 đã cập nhật:
– Hướng dẫn điều chỉnh dự toán theo văn bản 544/2014
– Đơn giá sửa chữa áp dụng định mức 1129/2009
– Thông báo giá vật liệu tháng 11,12/2014 … của liên Sở Xây dựng – Tài chính
– Bảng cước ôtô theo QĐ số: 1690/2008, 762/2008, phụ lục 6 – thông tư 04/2010
– Định mức bốc xếp và vận chuyển vật liệu, phế thải theo QĐ 1778/2007, 1129/2009, 588/2014
– Định mức hao hụt vật liệu trong vận chuyển theo QĐ 1784/2007

Hướng dẫn đăng ký dùng thử phần mềm Dự toán F1 bản quyền online 30 ngày

* lưu ý: tính năng này yêu cầu bạn phải có kết nối Internet khi sử dụng phần mềm.
Bạn vui lòng thực hiện các bước sau để đăng ký dùng miễn phí đầy đủ tính năng:

1. khởi động phần mềm
2. bấm vào menu “Trợ giúp”
3. bấm “Đăng ký dùng dùng thử Dự toán F1 online”

dang_ky_dung_thu_1

4. nhập đầy đủ thông tin vào “bước 1” của cửa sổ hiện ra
dang_ky_dung_thu_2

5. bấm “Gửi mã xác nhận vào email”, đợi một lúc sẽ có thông báo gửi email thành công
6. kiểm tra email của bạn

dang_ky_dung_thu_4

7. copy mã xác nhận từ email vào ô mã xác nhận của bước 2
dang_ky_dung_thu_5

8. bấm “Hoàn thành đăng ký”

Sau khi hoàn thành đăng ký bạn có thể thoải mái sử dụng các tính năng của Dự toán F1. Nếu bạn không thể hoàn thành các bước trên, xin vui lòng gọi hỗ trợ kỹ thuật hoặc để lại lời nhắn trong diễn đàn.

Phương pháp lập dự toán công trình theo thông tư 04/2010/TT-BXD

Cơ sở pháp lý và hướng dẫn lập dự toán công trình có thể tham khảo tại phụ lục số 6 – Phương pháp lập giá xây dựng công trình (Kèm theo Thông tư số 04/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng).

Phương pháp lập dự toán công trình dựa trên cơ sở hệ thống định mức dự toán xây dựng của công trình và các yếu tố chi phí có liên quan theo giá thị trường:
1. Danh mục công tác xây dựng của công trình
2. Định mức dự toán xây dựng theo danh mục trên
3. Giá vật liệu (chưa bao gồm VAT) đến chân công trình
4. Giá nhân công
5. Giá ca máy và thiết bị thi công hoặc giá thuê máy và thiết bị thi công

Thông tư số 17/2013/TT-BXD của Bộ Xây dựng: Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí khảo sát xây dựng

Thông tư này hướng dẫn việc xác định và quản lý chi phí khảo sát xây dựng công trình sử dụng từ 30% vốn nhà nước trở lên, bao gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn ODA, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh và vốn đầu tư khác của Nhà nước.

Trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có những quy định khác về cách xác định và quản lý chi phí khảo sát xây dựng với hướng dẫn tại Thông tư này thì thực hiện theo các quy định của Điều ước quốc tế đó.

Đối tượng áp dụng là các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xác định và quản lý chi phí khảo sát xây dựng công trình của các dự án sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên.

Khuyến khích các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xác định và quản lý chi phí khảo sát xây dựng của các dự án sử dụng vốn ít hơn 30% vốn nhà nước áp dụng các qui định của Thông tư này.

Về nguyên tắc xác định và quản lý chi phí khảo sát xây dựng gồm 5 nguyên tắc sau:

1. Chi phí khảo sát xây dựng là toàn bộ chi phí cần thiết để hoàn thành các loại công tác khảo sát xây dựng trên cơ sở nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát được duyệt theo qui định hiện hành.

2. Chi phí khảo sát xây dựng được xác định phải phù hợp với các giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng, các bước thiết kế, loại công tác khảo sát xây dựng và các qui định có liên quan.

3. Quản lý chi phí khảo sát xây dựng bao gồm: quản lý định mức dự toán, đơn giá và dự toán chi phí khảo sát xây dựng.

4. Chủ đầu tư phê duyệt dự toán chi phí khảo sát xây dựng sau khi đã thẩm định hoặc thẩm tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả phê duyệt dự toán chi phí khảo sát xây dựng. Dự toán chi phí khảo sát xây dựng được duyệt là cơ sở để xác định giá gói thầu và là căn cứ để đàm phán, ký kết hợp đồng khảo sát xây dựng trong trường hợp chỉ định thầu.

5. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện trong việc đảm bảo chất lượng công tác khảo sát xây dựng và quản lý chi phí khảo sát xây dựng công trình.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/12/2013 và thay thế TT 12/2008/TT-BXD ngày 07/5/2008.

Hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng

Để đảm bảo việc sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư xây dựng công trình, Bộ Xây dựng đang hoàn thiện Dự thảo Thông tư về việc hướng dẫn phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng nhằm thay thế TT số 08/2010/TT-BXD ngày 29/7/2010 của Bộ Xây dựng.

Bảo đảm quyền lợi các bên

Sau khi có hiệu lực thi hành, Thông tư này sẽ được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng thuộc các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân có liên quan đến điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng thuộc các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng ít hơn 30% vốn nhà nước. Đối với hợp đồng xây dựng thuộc các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA), nếu điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có những quy định khác với các quy định tại Thông tư này thì thực hiện theo các quy định của điều ước quốc tế đó.

Về nguyên tắc điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng, Dự thảo quy định việc điều chỉnh giá hợp đồng chỉ áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng, bao gồm cả thời gian được gia hạn theo thoả thuận của hợp đồng. Khi điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng (giá hợp đồng sau điều chỉnh) không làm vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt thì chủ đầu tư được quyền quyết định điều chỉnh, trường hợp vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt thì phải báo cáo người quyết định đầu tư cho phép. Việc điều chỉnh giá hợp đồng được áp dụng đối với hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh và hợp đồng theo thời gian. Đối với hợp đồng trọn gói, chỉ được điều chỉnh giá hợp đồng cho những khối lượng công việc bổ sung ngoài phạm vi công việc phải thực hiện theo hợp đồng đã ký kết.

Việc điều chỉnh giá hợp đồng phải được các bên thỏa thuận và quy định cụ thể trong hợp đồng về các trường hợp được điều chỉnh giá hợp đồng, trình tự, phạm vi, phương pháp và căn cứ điều chỉnh giá hợp đồng…

TS.Phạm Văn Khánh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết: Hiện nay, Nhà nước cho phép các chủ đầu tư và các nhà thầu được chuyển từ hình thức hợp đồng trọn gói sang hình thức hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh nhằm chia sẻ rủi ro giữa chủ đầu tư sử dụng vốn nhà nước với các nhà thầu xây dựng. Tuy nhiên, định hướng cơ bản để khắc phục tình trạng này về mặt pháp lý là phải cho phép chủ đầu tư được quyền vận dụng các hình thức giá hợp đồng tùy theo điều kiện cụ thể về tính chất công việc, về thời gian thực hiện hợp đồng… mà lựa chọn áp dụng hình thức giá hợp đồng cho phù hợp.

Khối lượng công việc phát sinh được tính theo đơn giá mới

Hiện nay, trên thị trường có nhiều yếu tố biến động về giá gây rủi ro cho các bên khi tham gia hợp đồng xây dựng. Vì vậy, Dự thảo đã đưa ra các phương pháp điều chỉnh giá trong hợp đồng xây dựng để các bên áp dụng khi có những biến động, phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Theo đó, đối với hợp đồng trọn gói, khi có khối lượng công việc bổ sung ngoài phạm vi hợp đồng đã ký thì các bên phải lập phụ lục hợp đồng bổ sung, trong đó cần xác định rõ về khối lượng công việc bổ sung và đơn giá áp dụng. Nếu các công việc bổ sung chưa có đơn giá trong hợp đồng, thì các bên tham gia hợp đồng phải thống nhất đơn giá để thực hiện khối lượng công việc này trước khi thực hiện.

Đối với các công việc phát sinh đã có đơn giá trong hợp đồng thì áp dụng đơn giá trong hợp đồng đã ký kết, việc xác định đơn giá mới theo nguyên tắc thoả thuận trong hợp đồng về đơn giá cho khối lượng công việc phát sinh. Đơn giá mới được xác định theo Thông tư hướng dẫn về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình của Bộ Xây dựng và các thoả thuận trong hợp đồng.

Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định, khi khối lượng công việc thực tế lớn hơn 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng thì khối lượng công việc thực hiện từ 21% trở đi các bên thống nhất xác định đơn giá mới. Khi khối lượng công việc phát sinh chưa có đơn giá trong hợp đồng thì các bên thống nhất xác định đơn giá mới theo nguyên tắc thoả thuận trong hợp đồng về đơn giá cho khối lượng công việc phát sinh. Khi khối lượng công việc thực tế nhỏ hơn hoặc bằng 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng thì áp dụng đơn giá trong hợp đồng, kể cả đơn giá đã được điều chỉnh theo thoả thuận của hợp đồng.

Ngoài ra, khi giá nhiên liệu, vật tư, thiết bị do nhà nước áp dụng biện pháp bình ổn giá theo quy định của Luật giá có biến động bất thường hoặc khi nhà nước thay đổi chính sách về thuế, tiền lương ảnh hưởng trực tiếp đến giá hợp đồng. Việc điều chỉnh giá hợp đồng phải được phép của cấp quyết định đầu tư và các bên có thoả thuận trong hợp đồng thì các bên phải lập phụ lục hợp đồng bổ sung, trong đó cần xác định rõ đơn giá mới sau khi điều chỉnh. Việc xác định đơn giá mới được thực hiện theo nguyên tắc thỏa thuận trong hợp đồng.

Đối với hợp đồng theo thời gian, việc điều chỉnh giá hợp đồng khi giá nhiên liệu, vật tư, thiết bị do nhà nước áp dụng biện pháp bình ổn giá theo quy định của Luật giá có biến động bất thường hoặc khi nhà nước thay đổi chính sách về thuế, tiền lương ảnh hưởng trực tiếp đến giá hợp đồng. Việc điều chỉnh giá hợp đồng phải được phép của cấp quyết định đầu tư và các bên có thoả thuận trong hợp đồng thì các bên phải lập phụ lục hợp đồng bổ sung trong đó cần xác định rõ đơn giá mới sau khi điều chỉnh. Việc xác định đơn giá mới được thực hiện theo nguyên tắc thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng.

(nguồn website Bộ Xây dựng)

NĐ 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu

NĐ số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu vừa được ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/08/2014.

Cùng với Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP sẽ tạo khung pháp lý đồng bộ, minh bạch và thống nhất chính sách đấu thầu sử dụng nguồn vốn nhà nước. Theo đó, Nghị định 63 gồm 15 Chương với 130 Điều (112 trang A4).

Về phạm vi điều chỉnh, Nghị định 63 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 1 của Luật Đấu thầu. Đối với việc lựa chọn nhà thầu trong lĩnh vực dầu khí quy định tại Khoản 4 Điều 1 của Luật Đấu thầu áp dụng đối với dự án đầu tư phát triển quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 1 của Luật Đấu thầu, trừ việc lựa chọn nhà thầu liên quan trực tiếp đến hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí.

Điều 1 của Nghị định 63 cũng nêu rõ, trường hợp điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế có quy định việc áp dụng thủ tục lựa chọn nhà thầu thì thực hiện theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 3 của Luật Đấu thầu. Thủ tục trình, thẩm định và phê duyệt thực hiện theo quy định của Nghị định 63. Trường hợp điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế không có quy định về việc áp dụng thủ tục lựa chọn nhà thầu, việc lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu và Nghị định 63.

Theo quy định tại Điều 129 (Hướng dẫn thi hành) của Nghị định 63 thì đối với những gói thầu đã phê duyệt kế hoạch đấu thầu nhưng đến ngày 01/07/2014 chưa phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, nếu không phù hợp với Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 thì phải phê duyệt điều chỉnh kế hoạch đấu thầu.

Đối với hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được phát hành trước ngày 01/07/2014 thì thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12, Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009, Nghị định số 68/2012/NĐ-CP ngày 12/09/2012 của Chính phủ, Quyết định số 50/QĐ-TTg ngày 09/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ và các thông tư liên quan.

Trong thời gian từ ngày 01/07/2014 đến ngày Nghị định 63 có hiệu lực thi hành, việc triển khai thực hiện lựa chọn nhà thầu phải căn cứ theo Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13. Trong thời gian Nghị định 63 chưa có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định của Nghị định số 85/2009/NĐ-CP, Nghị định số 68/2012/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn liên quan, nhưng bảo đảm không trái với quy định của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13.

Và kể từ ngày Nghị định 63 có hiệu lực thi hành, Nghị định số 85/2009/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng, Nghị định số 68/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2009/NĐ-CP và Quyết định số 50/QĐ-TTg ngày 9/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các gói thầu thuộc trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hết hiệu lực thi hành.

Đối với việc mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ công theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 1 của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, Nghị định 63 nêu rõ, việc lựa chọn nhà thầu theo hình thức đặt hàng, giao kế hoạch được thực hiện theo quy định tại Nghị định 130/2013/NĐ-CP; các hình thức lựa chọn nhà thầu khác được thực hiện theo quy định tại Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 và Nghị định 63.

Theo các chuyên gia, việc ban hành Nghị định 63 sẽ là cơ sở để chấm dứt mọi chồng chéo về pháp luật trong đấu thầu. Trước đây, do có quá nhiều văn bản cùng quy định về đấu thầu, dẫn đến sự mâu thuẫn, chồng chéo và thiếu thống nhất trong các quy định của Nhà nước đối với công tác đấu thầu nên cộng đồng doanh nghiệp – đối tượng chịu sự chi phối, ảnh hưởng trực tiếp gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực thi các chính sách pháp luật về đấu thầu. Và kể từ ngày Nghị định 63 có hiệu lực thi hành (15/08/2014), việc triển khai lựa chọn nhà thầu phải căn cứ theo Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 và Nghị định 63. Đây chính là điều mong mỏi mà cộng đồng doanh nghiệp chờ đợi bấy lâu nay.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho nhà thầu, giảm bớt các thủ tục hành chính trong đấu thầu, Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu với nhiều quy định mới đã góp phần giảm thiểu các thủ tục hành chính cho nhà thầu.

Nhà thầu không cần thông báo nếu thay đổi tư cách tham dự thầu

Trước đây, nhà thầu muốn tham dự thầu thì phải liên hệ với bên mời thầu/chủ đầu tư để mua hồ sơ mời thầu (hồ sơ mời thầu), thậm chí là phải làm các thủ tục để đăng ký rồi mới được mua hồ sơ mời thầu. Và trong “trường hợp nhà thầu cần thay đổi tư cách (tên) tham gia đấu thầu so với khi mua hồ sơ mời thầu thì phải thông báo bằng văn bản tới bên mời thầu” (Khoản 2 Điều 17 của Nghị định số 85/2009/NĐ-CP). Trên thực tế, đã có nhiều chủ đầu tư/bên mời thầu “vin” vào các quy định này để “hành” nhà thầu trong quá trình mua hồ sơ mời thầu, nộp hồ sơ dự thầu (HSDT). Đó là chưa kể đến trường hợp các chủ đầu tư/bên mời thầu “vẽ” thêm các thủ tục hành chính cho nhà thầu nếu muốn mua hồ sơ mời thầu như: yêu cầu nhà thầu phải cung cấp hồ sơ năng lực, phải có tên trong danh sách nhà thầu đăng ký mua hồ sơ mời thầu…

Còn theo Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, tại Điểm d Khoản 3 Điều 14 quy định: “Bên mời thầu phải tiếp nhận HSDT của tất cả các nhà thầu nộp HSDT trước thời điểm đóng thầu, kể cả trường hợp nhà thầu tham dự thầu chưa mua hoặc chưa nhận hồ sơ mời thầu trực tiếp từ bên mời thầu. Trường hợp chưa mua hồ sơ mời thầu thì nhà thầu phải trả cho bên mời thầu một khoản tiền bằng giá bán hồ sơ mời thầu trước khi HSDT được tiếp nhận”. Như vậy, với quy định này, những nhà thầu chưa mua, chưa kịp mua hồ sơ mời thầu vẫn được nộp HSDT và tham gia đấu thầu bình thường, bình đẳng như các nhà thầu đã mua hồ sơ mời thầu trước đó. Đối với những nhà thầu đã mua hồ sơ mời thầu, trong quá trình chuẩn bị HSDT, sau khi đọc kỹ hồ sơ mời thầu, nếu thấy cần thay đổi tư cách tham gia đấu thầu so với khi mua hồ sơ mời thầu thì không phải thông báo bằng văn bản tới bên mời thầu.

Nhà thầu được kiến nghị trực tiếp lên chủ đầu tư

Theo quy trình giải quyết kiến nghị quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 73 của Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 thì “Bên mời thầu có trách nhiệm giải quyết kiến nghị trong đấu thầu của nhà thầu trong thời hạn tối đa là năm ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn của nhà thầu. Trường hợp bên mời thầu không giải quyết được hoặc nhà thầu không đồng ý với giải quyết của bên mời thầu thì nhà thầu được quyền gửi đơn đến chủ đầu tư để xem xét, giải quyết…”. Tại Điều 92 của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định: “Nhà thầu được gửi văn bản kiến nghị đến chủ đầu tư đối với dự án; bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung…”. Như vậy, so với quy định của pháp luật về đấu thầu trước đây thì quy định hiện hành cho phép nhà thầu được kiến nghị trực tiếp lên chủ đầu tư mà không gửi kiến nghị đến bên mời thầu. Riêng đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung, trách nhiệm giải quyết kiến nghị của nhà thầu là bên mời thầu (vai trò tương đương như chủ đầu tư của dự án).

Ngoài ra, theo đánh giá của các chuyên gia, hạn mức chào hàng cạnh tranh được quy định tại Nghị định số 63/2014/NĐ-CP là 5 tỷ đồng đối với gói thầu dịch vụ phi tư vấn, gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, cao hơn 2,5 lần so với hạn mức quy định trong Nghị định số 85/2009/NĐ-CP. Với quy định nới hạn mức chào hàng cạnh tranh mới sẽ giúp chủ đầu tư, bên mời thầu thuận lợi hơn trong việc áp dụng hình thức này, đồng thời góp phần đơn giản thủ tục hành chính, nâng cao tính cạnh tranh trong việc lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu thông dụng và đặc biệt là sẽ hạn chế được tối đa việc áp dụng hình thức chỉ định thầu. Theo đó, khi thực hiện những gói thầu thông dụng, chủ đầu tư, bên mời thầu có thể lựa chọn áp dụng chào hàng cạnh tranh mà không phải thực hiện đấu thầu rộng rãi và quy trình chào hàng cạnh tranh thì thủ tục đơn giản, gọn nhẹ hơn nhiều so với quy trình thực hiện đấu thầu rộng rãi, hơn nữa trong chào hàng cạnh tranh còn cho phép được áp dụng cả hình thức chào hàng cạnh tranh rút gọn thì thủ tục lại càng đơn giản. Vì thế, các thủ tục hành chính trong quá trình tham dự thầu của nhà thầu cũng sẽ được giảm tối đa.

Các chuyên gia nhìn nhận, với nhiều quy định mới của pháp luật về đấu thầu hiện hành, các thủ tục hành chính trong đấu thầu đã được giảm thiểu, nhà thầu gần như được hỗ trợ tối đa các thủ tục hành chính so với các quy định trước đây. Những quy định mới này có sự đúc rút kinh nghiệm của thực tiễn đấu thầu tại Việt Nam thời gian qua và tham khảo, học hỏi các kinh nghiệm tốt của quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á… Vì thế, các khâu trong quy trình lựa chọn nhà thầu đã được nghiên cứu, xây dựng trên cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn và hạn chế tối đa các thủ tục không cần thiết nhằm mục tiêu đơn giản hóa thủ tục hành chính nhưng vẫn bảo đảm tính chính xác cũng như hiệu quả trong hoạt động lựa chọn nhà thầu.

Điểm khác biệt của mẫu hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu xây dựng so với các mẫu hồ sơ mời thầu đã ban hành

Thông tư số 04/2010/TT-BKH ngày 01/02/2010 của Bộ KH&ĐT quy định chi tiết lập Hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu XD.
Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến góp ý Dự thảo Mẫu hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu xây dựng đã được hoàn thiện và ký ban hành kèm theo Thông tư số 04/2010/TT-BKH ngày 01/02/2010 (TT 04). Theo đó đối với các gói thầu xây dựng quy định tại điểm b khoản 1 Đầu 20 Luật Đấu thầu khoản 4 Điều 2 Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản, Điều 101 của Luật Xây dựng, điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 40 Nghị định số 85/CP, khi xây dựng hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu xây dựng tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phải căn cứ các quy định tại TT 04 và Mẫu hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu xây dựng kèm theo.

Ra đời sau các Mẫu hồ sơ mời thầu xây dựng, Mẫu hồ sơ mời thầu gói thầu xây dựng quy mô nhỏ với mục tiêu đơn giản hóa và giảm thiểu các quy định mang tính thủ tục, Mẫu hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu xây dựng được xây dựng trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những nội dung cơ bản trong các Mẫu hồ sơ mời thầu nêu trên và có kết cấu chỉ gồm 2 phần:

– Phần thứ nhất: Chỉ dẫn đối với nhà thầu.
– Phần thứ hai: Yêu cầu về hợp đồng.

Xuất phát từ đặc thù của hình thức chỉ định thầu so với các hình thức lựa chọn nhà thầu khác là chỉ có một nhà thầu được “chủ đầu tư xác định có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu được nhận hồ sơ yêu cầu” nên Mẫu hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu xây dựng có những điểm khác biệt so với các Mẫu hồ sơ mời thầu, cụ thể là:

Thứ nhất, không có quy định về vấn đề bảo đảm dự thầu, không có quy định về thay đổi tư cách tham dự chỉ định thầu…
Thứ hai, không đưa ra quy định về điều kiện tham dự chỉ định thầu đối với nhà thầu. Thay vào đó, trong quá trình đánh giá hồ sơ đề xuất, nếu nhà thầu vi phạm một trong các điều kiện liên quan đến tính hợp lệ và sự đầy đủ của hồ sơ đề xuất (bao gồm: tư cách hợp lệ của nhà thầu tính hợp lệ của đơn đề xuất chỉ định thầu tính hợp lệ của thỏa thuận liên danh nếu có) hoặc một trong các hành vi bị cấm trong đấu thầu theo quy định tại Điều 12 Luật Đấu thầu và khoản 3 khoản 21 Điều 2 Luật Sửa đổi từ hồ sơ đề xuất sẽ bị loại bớt không được xem xét tiếp.

Thứ ba, tại bước đánh giá về tài chính, thương mại quy định về việc sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch (nếu có) đối với hồ sơ đề xuất không nhằm mục đích loại bỏ hồ sơ đề xuất (đối với trường hợp có lỗi số học hoặc sai lệch với tổng giá trị tuyệt đối lớn hơn 10% giá đề xuất) mà để làm cơ sở cho bên mời thầu và nhà thầu tiến hành đàm phán tại bước đàm phán các nội dung của hồ sơ đề xuất. Việc sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch (nếu có) được thực hiện theo các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 30 Nghị định số 85/CP.

Thứ tư, liên quan đến tính chính xác và phù hợp giữa bản chụp và bản gốc trong quá trình đánh giá hồ sơ đề xuất, nếu bên mời thầu phát hiện bản chụp có lỗi kỹ thuật như chụp nhòe, không rõ chữ, chụp thiếu trang, có nội dung sai khác so với bản gốc hoặc các lỗi khác thì lấy nội dung của bản gốc làm cơ sở, không quy định nội dung sai khác của bản chụp so với bản gốc là căn cứ để loại bỏ hồ sơ đề xuất.

Thứ năm, do các gói thầu xây dựng được áp dụng chỉ định thầu không chỉ có các gói thầu xây dựng quy mô nhỏ nêu tại Mục 1, Chương II: Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ đề xuất, Chương III: Biểu mẫu và Phần thứ hai: Yêu cầu về hợp đồng đều có những quy định nhằm tạo thuận lợi cho tổ chức cá nhân khi xây dựng hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu xây dựng đối với các gói thầu xây dựng có giá gói thầu lớn hơn 8 tỷ.

Trên đây là một số nét khái quát về những nội dung khác biệt giữa Mẫu hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu xây dựng và các Mẫu hồ sơ mời thầu xây dựng Mẫu hồ sơ mời thầu gói thầu xây dựng quy mô nhỏ. Hy vọng rằng, việc ban hành Mẫu hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu xây dựng không chỉ góp phần bổ sung và hoàn thiện các mẫu tài liệu đấu thầu của Bộ Kế hoạch và đầu tư mà còn đáp ứng được yêu cầu tiêu chuẩn hóa hoạt động chỉ định thầu đối với gói thầu XD xuất phát từ việc đưa ra các quy định theo hướng rõ ràng cụ thể, minh bạch, và dễ áp dụng.

Tuyển dụng nhân viên kinh doanh

Công ty cổ phần F1 Tech là doanh nghiệp sản xuất và phân phối phần mềm dự toán F1, do nhu cầu mở rộng thị trường, hiện nay chúng tôi cần tuyển nhân viên kinh doanh với các tiêu chí sau:
1. Lĩnh vực: kinh doanh phần mềm
2. Hình thức làm việc: toàn thời gian cố định
3. Địa điểm làm việc: Hà Nội
4. Số lượng tuyển dụng: 5 người
5. Thời hạn: 30/09/2015
6. Mức lương: lương cố định + % doanh số
7. Mô tả công việc:
– Tư vấn, hỗ trợ khách hàng sử dụng phần mềm
– Tìm kiếm thông tin, tiếp xúc khách hàng, đàm phán thương lượng, thực hiện các thủ tục ký kết hợp đồng với khách hàng
8. Quyền lợi:
– Mức lương và thu nhập hấp dẫn
– Môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp
– Cơ hội đào tạo kỹ năng kinh doanh và kiến thức về thị trường, sản phẩm
– Được hưởng đầy đủ các chế độ theo Luật lao động hiện hành: BHXH, BHYT…
9. Yêu cầu:
– Có hiểu biết cơ bản về máy tính
– Đam mê kinh doanh và kiếm tiền
– Cần cù, chịu khó, không ngại công việc phải ra ngoài thị trường
– Nhanh nhẹn, linh hoạt, giải quyết tình huống tốt
– Ngoại hình dễ nhìn, không nói ngọng, nói lắp
– Các ứng viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực bán phần mềm, có kỹ năng gọi điện thoại là một lợi thế
– Yêu cầu bằng cấp: trung cấp trở lên chuyên nghành kinh tế, xây dựng, công nghệ thông tin
10. Hồ sơ:
Sơ yếu lý lịch, giấy khám sức khỏe, giấy khai sinh, chứng minh thư (photo), đơn xin việc viết tay
11. Thông tin liên hệ:
Mr Sơn – 0902 212 248
Số 26, ngõ 91, tổ 14, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội

 
TƯ VẤN PHẦN MỀM
Đỗ Sơn
0902 212 248
Thu Thủy
0915 032 230

Nguyễn Huệ
0914 652 008
Phạm Tôn
0375 73 6689
TƯ VẤN CHUYÊN MÔN XD
Ths. Tạ Thu Thủy
0915 032 230

Với Phần mềm Dự Toán F1, người sử dụng có thể dễ dàng lập dự toán, dự thầu, thanh toán các công trình xây dựng